Điều trị viêm lợi, viêm quanh răng nhanh chóng là phương pháp để hạn chế các cơn đau nhức, ảnh hưởng tới chức năng nhai của bạn. Dịch vụ này được thực hiện phổ biến tại nhiều nha khoa, trong đó có nha khoa Hà Nội - Thái Nguyên. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách điều trị viêm lợi và điều trị viêm quanh răng nhé trong phần mô tả dưới đây nhé.
1. Thế nào là viêm lợi, điều trị viêm lợi thế nào?
1.1. Tổ chức quanh răng
Tổ chức quanh răng được cấu tạo bởi 4 thành phần: lợi, dây chằng quanh răng, xi măng chân răng và xương ổ răng.
- Lợi: Là phần niêm mạc miệng biệt hoá ôm quanh răng. Ở phía ngách tiền đình và mặt lưỡi thì có một đường ranh giới rõ rệt giữa lợi và niêm mạc miệng. Riêng phía hàm ếch thì không có ranh giới rõ rệt giữa lợi và niêm mạc hàm ếch
Về giải phẫu lợi được chia làm lợi tự do và lợi dính.
- Lợi tự do: Là phần lợi ôm sát lấy cổ răng và cùng với cổ răng tạo thành một khe sâu khoảng 1 mm gọi là rãnh lợi. Lợi tự do được chia làm 2 thành phần khác nhau về mặt bệnh lý: nhú lợi và đường viền lợi.
- Lợi dính: là phần lợi bám dính vào chân răng ở trên (cao khoảng 1,5 mm) và mặt ngoài xương ổ răng ở dưới. Chiều cao của lợi dính thay đổi tùy theo từng người.
- Lợi bình thường săn chắc, màu hồng nhạt. Lợi có vai trò quan trọng việc bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào tổ chức quanh răng.
1.2. Các nguyên nhân gây bệnh viêm lợi
- Nghiện rượu, thuốc lá;
- Ăn nhiều đồ ngọt, cay;
- Ăn đồ ăn nóng, lạnh đột ngột;
- Chải răng không đúng cách;
- Do vi khuẩn mảng bám răng;
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt;
- Người bị bệnh tiểu đường.
1.3. Một số bệnh liên quan tới bệnh viêm răng lợi
- Gây chảy máu lợi và dễ bị viêm lợi do sức đề kháng giảm và thiếu vitamin C.
- Niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong các lớp niêm mạc, miệng khô do thiếu vitamin A.
- Xương hàm bị biến dạng (vẩu), răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc do thiếu vitamin D.
- Gây rối loạn chuyển hóa albumin làm cho mức độ vững chắc của răng kém đi do thiếu vitamin B1
- Thiếu một số chất như canxi, fluor cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của men, ngà răng dễ gây sâu răng.
- Thời kỳ có kinh nguyệt thường gây tăng tiết nước bọt nên dễ bị viêm tuyến nước bọt và có thể chốc mép, viêm niêm mạc miệng, có mụn herpes ở mép, viêm lợi,…
- Thời kỳ thai nghén răng dễ bị vỡ do thiếu canxi.
- Thời kỳ mãn kinh dễ bị khô miệng, viêm lợi, viêm quanh răng.
1.4. Cách điều trị viêm lợi
Mục tiêu điều trị bệnh viêm lợi là kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các liệu pháp điều trị bao gồm:
- Cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám và cao răng đồng thời nâng cao sức khỏe toàn thân, bệnh nhân phải đến phòng khám răng để lấy cao răng và mảng bám. Sau đó bệnh nhân sẽ được chỉ định bôi hoặc uống thuốc tùy theo tình trạng bệnh lý.
- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất;
- Vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố rất quan trọng trong điều trị;
- Dùng bàn chải mềm;
- Thường xuyên lấy cao răng, đánh bóng mặt răng;
- Loại bỏ những yếu tố gây tích tụ mảng bám răng bằng cách đánh răng, xỉa răng bằng chỉ nha khoa;
- Sử dụng các loại nước súc miệng chống vi khuẩn listerine, givalex;
- Chấm lợi viêm bằng thuốc kháng viêm phù hợp.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày, ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp hơi thở thơm tho, tăng cường sức khỏe giúp bạn tự tin trong cuộc sống.
2. Thế nào là viêm quanh răng, điều trị viêm quanh răng như thế nào
2.1. Bệnh viêm quanh răng và những thể lâm sàng của bệnh
Viêm quanh răng cấp tính ở tuổi thiếu niên và thanh niên thường phá hủy (tiêu xương phía hàm ếch) vùng răng số 6 và vùng răng cửa giữa trên rất nhanh, răng lung lay và mất chức năng ăn nhai. Có thể lan tỏa 1 hàm hoặc 2 hàm, bệnh tiến triển nhanh, tiêu xương nhanh trong vòng 2 – 5 năm sẽ rụng toàn bộ răng.
Viêm quanh răng tiến triển nhanh thường gặp ở tuổi trưởng thành từ 18 – 30 tuổi. Giai đoạn này, viêm có thể khu trú một vùng hoặc cả hàm, có tiêu xương ngang và sâu tiến triển nhanh.
Viêm quanh răng mãn tính gặp ở tuổi trung niên thì tiến triển chậm từng đợt theo thời gian dài. Nếu điều trị kịp thời viêm lợi loét hoại tử, viêm quanh răng thể này nặng cần điều trị tích cực
2.2. Cách điều trị bệnh viêm quanh răng
Để điều trị viêm quanh răng có hiệu quả, điều kiện quan trọng đầu tiên là phát hiện bệnh sớm và tiến hành một số điều trị sau:
- Loại trừ các kích thích tại chỗ như lấy cao răng, mảng bám răng, chữa các răng sâu, nhổ các răng và chân răng sâu
- Điều trị viêm lợi, túi mủ quanh răng;
- Phục hồi lại những răng đã mất;
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng;
Trong giai đoạn cấp hoặc áp xe quanh răng cần phối hợp thuốc kháng sinh tại chỗ, toàn thân, súc miệng bằng dung dịch Chlorhexidine 0.25% giúp giảm đau và vệ sinh răng miệng
Bạn có thể tới nha khoa Hà Nội - Thái Nguyên để nhận được sự tư vấn cụ thể hơn từ các bác sĩ có chuyên môn cao giúp bạn hiểu được kỹ hơn về cách điều trị viêm lợi và điều trị viêm quanh răng hoặc bạn có thể gọi điện tới Hotline: 0919471245 - 0374677805 - 0989000592 để được tư vấn miễn phí.